Cả mình và ông xã sau này đều muốn về Việt Nam nhưng không biết nên để con học ở đâu. Gần đây đọc bài Vì con, tôi ra nước ngoài sống làm mình mất ngủ. Liệu mình có ích kỷ khi cho con về nước không?
Cả mình và ông xã sau này đều muốn về Việt Nam nhưng không biết nên để con học ở đâu. Gần đây đọc bài Vì con, tôi ra nước ngoài sống làm mình mất ngủ. Liệu mình có ích kỷ khi cho con về nước không?
Người nước ngoài khi muốn khám sức khỏe tại Việt Nam cần hiểu rõ những quy định của pháp luật về tiêu chuẩn của bệnh viện đủ điều kiện thăm khám cho người nước ngoài theo Công văn số 143/KCB-PHCN&GĐ ngày 05/02/2015 của Cục quản lý khám chữa bệnh - Bộ Y tế.
Khách nước ngoài có thể tra cứu danh sách các bệnh viện đủ điều kiện khám sức khỏe cho người nước ngoài tại đây.
Theo xếp hạng những quốc gia thân thiện nhất thế giới 2021 được đăng tải trên trang World Population Review, Việt Nam nằm ở vị trí thứ 9 trong 10 nước thân thiện với người nước ngoài nhất thế giới. Do đó, Việt Nam sẽ là điểm đến lý tưởng dành cho du khách. Với sự mến khách, hòa đồng, người nước ngoài sẽ dễ dàng kết bạn với người dân bản địa và sinh sống ở Việt Nam lâu dài.
Việt Nam nằm ở vị trí thứ 9 trong 10 nước thân thiện với người nước ngoài nhất thế giới
Tình hình chính trị ở Việt Nam cũng tương đối ổn định, không có khủng bố, an ninh tương đối đảm bảo, du khách có thể yên tâm khi đến tham quan, du lịch và sinh sống ở Việt Nam mà không cần lo ngại nhiều đến các biến động liên quan đến chính trị, khủng bố.
Dưới đây là các căn hộ tại quận Nam Từ Liêm của Property Plus đang cho thuê dành cho khách nước ngoài có ý định đến làm việc và sinh sống ở Việt Nam có thể tham khảo.
Ngoài ra, Property Plus còn có hệ thống căn hộ dịch vụ, chung cư cao cấp phân bổ khắp 12 quận của Hà Nội, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của khách thuê khi đến học tập và sinh sống ở Việt Nam. Với sự am hiểu sâu rộng về văn hóa bản địa của nhiều quốc gia, Property Plus chắc chắn sẽ mang đến sự hài lòng cho khách hàng. Hãy truy cập vào website https://propertyplus.com.vn/ để xem thêm thông tin của nhiều căn hộ cho thuê ở Hà Nội nhé!
Hy vọng bài viết này của Property Plus phần nào giúp khách nước ngoài có thể hiểu hơn về Việt Nam, cũng như những lưu ý cần biết trước khi quyết định đến làm việc và sinh sống ở Việt Nam. Nếu cần thêm bất kỳ thông tin tư vấn nào hoặc có nhu cầu đặt thuê căn hộ ở Hà Nội, đừng ngần ngại gọi vào số hotline của Property Plus nhé! Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng 24/7!
Chị Phương Lê đã sống cùng chồng và 3 con ở đất nước châu Âu xinh đẹp này được gần 8 năm. Sang Pháp để làm nghiên cứu sinh, gia đình chị chưa quyết định có định cư lâu dài ở Pháp hay không. Chị cho rằng, ở quốc gia nào cũng có nhược điểm và ưu điểm khác nhau.
Dưới đây là một số chia sẻ của chị về những trải nghiệm của bản thân ở nước Pháp.
PV: Những ngày đầu tiên sang Pháp, gia đình chị đã gặp khó khăn trong việc thích nghi với cuộc sống mới như thế nào?
Chị Phương Lê: Khó khăn lớn nhất mà mình gặp phải là rào cản về ngôn ngữ, do mình không biết nói tiếng Pháp. Để khắc phục rào cản này chỉ có cách duy nhất là phải tới lớp để học tiếng. Nói chung, nếu bạn sống ở nước ngoài mà không thể giao tiếp bằng tiếng bản địa thì việc hòa nhập là vô cùng khó khăn.
Khó khăn thứ hai mà mình gặp phải là người Pháp có thói quen giải quyết giấy tờ qua đường bưu điện. Ban đầu mình không có thói quen kiểm tra thùng thư, cũng không lưu giữ giấy tờ cẩn thận nên mỗi khi có việc cần lại rất khổ sở.
Khó khăn tiếp theo là thói quen phải đặt hẹn mỗi khi cần làm việc gì, kể cả bị ốm đi khám bệnh cũng vậy. Có lần mình hẹn để đi khám răng cho con, bác sĩ cho cái hẹn cách 6 tháng. Tới ngày hẹn, mình cũng quên mất.
Hồi đầu mới sang, sau khi ký giấy tờ thuê nhà, lẽ ra mình phải đến công ty điện nước để mở một tài khoản nhưng mình không biết nên không làm. Kết quả là sau mấy ngày, nhà mình bị cắt điện và nước nóng. Lúc đó, ông xã không ở nhà, mình cũng không biết làm thế nào, đành sống trong cảnh tù mù suốt mấy ngày. Đến khi ông xã quay lại, giải quyết xong, họ vẫn bảo phải đợi 1 tuần ‘điện mới về làng’.
Nhưng kể từ đó, mình học được cách lên kế hoạch, vì việc gì có kế hoạch từ sớm thì rất có lợi, nhất là đi du lịch. Nếu mua vé sớm, đặt khách sạn sớm, mình sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền.
Ngoài ra, vì không có gia đình và người thân ở bên này nên nhiều khi cuộc sống cực kỳ vất vả, nhất là những lúc sinh con, vừa chăm con nhỏ vừa phải làm việc.
Nhưng chính trong hoàn cảnh đó, mình đã học được cách bố trí cuộc sống sao cho thuận tiện và hợp lý nhất. Cho nên, bây giờ mình vừa có thể chăm sóc 3 con, vừa làm nghiên cứu, vừa tham gia vào nhiều dự án khác nhau.
- Chị thấy khác biệt lớn nhất giữa cuộc sống ở Việt Nam và ở Pháp là gì?
Có rất nhiều thứ khác nhau mà mình khó có thể kể hết: môi trường y tế, giáo dục; phúc lợi xã hội; bảo hiểm y tế; an ninh giao thông; thái độ đối với cuộc sống…
Nói về các chính sách xã hội thì nước Pháp thuộc dạng ‘hào phóng’ nhất thế giới, vì họ được tiếng là ‘bác ái’, ngay trong tuyên ngôn của họ. Họ thực hiện đúng chính sách lấy tiền của nhà giàu chia cho nhà nghèo.
Về cơ bản, nước Pháp cũng là nước giàu, nên nếu so sánh với Việt Nam thì sẽ không hợp lý. Mỗi quốc gia có một chế độ chính sách phù hợp với hoàn cảnh xã hội và kinh tế.
- Nhiều gia đình đang có cuộc sống tốt ở Việt Nam nhưng vẫn quyết định sang nước ngoài định cư với mục đích mong con cái có cơ hội học tập, công việc, tương lai tốt đẹp hơn. Đó có phải là mục tiêu của gia đình chị khi sang Pháp?
Gia đình mình hiện tại đang ở Pháp vì lý do công việc, còn sau này thế nào thì vẫn chưa biết. Mình nghĩ ở đâu cũng có mặt tốt mặt xấu, quan trọng là mức độ thích nghi của mình đến đâu.
- Có những người đang có công việc, vị trí tốt ở Việt Nam nhưng sang nước ngoài họ phải lao động chân tay để kiếm sống, nhưng họ vẫn chấp nhận và hài lòng với điều đó. Quan điểm của chị về việc này như thế nào?
Mình cũng biết nhiều trường hợp như thế và mình cho rằng mỗi người có một lựa chọn riêng cho cuộc sống của họ. Họ cũng có lý do riêng để làm vậy nên mình hoàn toàn tôn trọng lựa chọn đó.
- Một số ý kiến cho rằng sống ở những quốc gia phát triển luôn tốt hơn Việt Nam. Nếu có cơ hội, họ sẵn sàng tìm mọi cách để đi. Chị có đồng ý với ý kiến này không?
Cá nhân mình cho rằng ở đâu cũng có điểm tốt điểm xấu, khó có thể nói cái nào hơn cái nào. Có những thứ có thể tốt với người này nhưng chưa chắc tốt với người khác. Mình nghĩ không có công thức chung, vì mỗi người đều có quan điểm ‘tốt, xấu’ khác nhau.
Vì thế, theo mình, đi hay ở đều là lý do riêng. Nhưng nếu quyết định ra đi mỗi người cũng nên cân nhắc thiệt hơn, suy nghĩ thấu đáo và lên kế hoạch rõ ràng. Vì cuộc sống ở nước ngoài, theo mình nghĩ, chưa bao giờ là dễ dàng hơn cuộc sống ở Việt Nam.
- Hiện tại cuộc sống của gia đình mình ở Pháp như thế nào? Chị có bao giờ có ý định quay về Việt Nam?
Hiện tại gia đình mình có cuộc sống ổn định ở Pháp. Mình cũng thường xuyên về thăm gia đình. Còn định cư lâu dài ở đâu, gia đình mình vẫn chưa quyết định, có thể không phải ở Pháp, cũng có thể không phải ở Việt Nam mà ở một đất nước nào đó trên trái đất này.
- Chị có chia sẻ, lời khuyên gì với những người muốn định cư ở Pháp không?
Nếu muốn định cư ở Pháp, trước hết các bạn nên tìm hiểu về cách thức xin việc cũng như luật định cư cho người nước ngoài để không gặp vấn đề gì về việc giấy tờ. Hiện nay giấy tờ để người nước ngoài xin việc ở các nước như Anh, Pháp ngày càng khó khăn.
Mình thấy cuộc sống ở nước ngoài không hề dễ dàng gì, do nhiều khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa. Vì thế, để thực sự hòa nhập với cuộc sống ở nước ngoài, chúng ta nên mạnh dạn học hỏi, giao lưu với người bản địa, thay vì chỉ sinh hoạt khép kín trong cộng đồng của mình.
Bỏ tấm bằng đại học ở Việt Nam, chị theo chồng sang Cộng hòa Séc làm công việc rửa xe nhưng chưa lần nào chị hối hận về quyết định của mình.
Ngày 26/9, tại Hải Phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị hợp tác đầu tư với nước ngoài trong giáo dục năm 2024.
Hội nghị nhằm thúc đẩy hợp tác, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm, mô hình, cơ hội hợp tác, đầu tư; trao đổi, thảo luận các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước tiếp cận, tìm hiểu nhu cầu của các địa phương.
Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh hợp tác quốc tế trong giáo dục đào tạo luôn được xác định là một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đại học, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.
Trong gần 40 năm đổi mới và phát triển đất nước, đặc biệt trong 10 năm gần đây, hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục đào tạo đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, góp phần quan trọng trong việc nâng cao uy tín, vị thế của giáo dục Việt Nam trên trường quốc tế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy hiểu biết quốc tế, ngoại giao nhân dân và là nền tảng cho các hoạt động hợp tác khác.
Thứ trưởng cho biết trong bối cảnh quốc tế hóa giáo dục là xu thế toàn cầu, Việt Nam đã không ngừng đẩy mạnh hợp tác và đầu tư với nước ngoài trong giáo dục. Việt Nam đã thiết lập quan hệ hợp tác giáo dục với trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, đồng thời là thành viên tích cực của các tổ chức quốc tế và khu vực như UNESCO, SEAMEO, ASEAN, ASEM, APEC….
Tính đến 30/6/2024, Việt Nam đã thu hút được 605 dự án đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục với tổng số vốn đầu tư lên tới trên 4,57 tỉ USD; khoảng 430 chương trình đào tạo liên kết với nước ngoài được triển khai tại 65 cơ sở giáo dục đại học trong nước; có 5 cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.
Nhằm tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực Châu Á vào năm 2030 và đạt trình độ tiên tiến của thế giới vào năm 2045, tại Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/08/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, Bộ Chính trị đã yêu cầu các cơ quan, đơn vị, tiếp tục tổ chức thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW, đồng thời tập trung thực hiện tốt 8 nhiệm vụ trong đó có nhiệm vụ: Đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển đất nước trong giai đoạn mới.
Để thực hiện các nhiệm vụ trên, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh ba ưu tiên chiến lược trong thu hút hợp tác và đầu tư nước ngoài vào giáo dục Việt Nam, đó là: thu hút các trường đại học nước ngoài uy tín thành lập phân hiệu tại Việt Nam; thúc đẩy hợp tác giữa các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam với các cơ sở đại học uy tín nước ngoài; tăng cường trao đổi học sinh sinh viên và thu hút sinh viên quốc tế đến học tập tại Việt Nam.
Bà Nguyễn Thị Thanh Minh, Phó Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế cho biết hiện nay, có gần 22.000 sinh viên nước ngoài đang học tập ở Việt Nam, cao nhất 9 năm qua. Các trường đại học Việt Nam tích cực thu hút và tạo điều kiện học tập tốt nhất cho lưu học sinh nước ngoài. Việc trao đổi học sinh, sinh viên giúp thúc đẩy giao lưu văn hóa, trao đổi học thuật và góp phần tăng cường đoàn kết hữu nghị với các nước, hội nhập quốc tế.
Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước với nhiều chính sách thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo chính là nền móng vững chắc, thể hiện sự quan tâm của Việt Nam trong hội nhập giáo dục toàn cầu. Việt Nam chào đón và tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư, các đối tác đến hợp tác đầu tư trong lĩnh vực giáo dục, không chỉ tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, mà còn nhiều điểm đến tiềm năng khác như Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Dương…