----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Khi đi tour Du lịch châu Á đến Nhật Bản và một số quốc gí khác, bạn phải nhớ cởi giày lẫn mũ ra ngoài trước khi bước vào ngôi nhà. Người ta sẽ cho bạn một đôi dép lê riêng để di chuyển trong nhà và khi bước vào phòng khách thì hãy cởi dép ra rồi bước chân lên một chiếc chiếu đỏ. Tất nhiên, bạn cũng nên nhớ giữ cho đôi tất của mình luôn sạch nhé.
Đến Nhật, bạn nên nhớ cởi giày ra trước khi vào nhà
Cũng giống như Trung Quốc, Nhật Bản cũng là một điểm đến trong tour châu Á vô cùng hấp dẫn và đầy những trải nghiệm thú vị cho du khách. Với bề dày lịch sử cùng với bề dày truyền thống, văn hóa mà cả thế giới cũng phải kính nể, Nhật Bản sẽ chinh phục trái tim khách Du lịch châu Á nào đến đây. Nhắc đến các danh lam thắng cảnh thì Nhật Bản có nhiều vô kể. Có thể kể đến núi Phú Sĩ, rừng trúc Arashiyama, công viên hoa Ashikaga Flower Park, núi Yoshino, công viên Hitsuji-yama, quần đảo Miyako-jima, Blue Pond…
Trong tour châu Á đến Nhật Bản, bạn hãy nhớ ghé thăm núi Yoshino nhé.
Biển Nhật Bản cũng đẹp đến nao lòng như thế này đây.
Đi tour Du lịch châu Á đến Nhật Bản, nếu bạn là người yêu thích văn hóa và lịch sử nơi đây, bạn có thể ghé thăm những địa danh cực kỳ nổi tiếng như ngôi đền Fushimi Inari-Taisha, cụm di tích cổ đô Kyoto, làng Shirakawa-go, đền Itsukushima, lâu đài Himeji, quần thể kiến trúc Phật giáo Horyuji, khu tưởng niệm Hiroshima – Genbaku Dome.
Đền Fushimi Inari-Taisha rực rỡ sắc đỏ với những chiếc cổng Torii trải dài.
Với hơn 3000 năm lịch sử cùng với dân số đông nhất thế giới, lại đa dân tộc nên Trung Quốc gây ấn tượng với khách Du lịch châu Á bởi bề dày và sự phong phú của văn hóa, truyền thống, phong tục tập quán, ẩm thực… Nếu bạn là người yêu thích văn hóa, muốn tham quan các di tích lịch sử, khách đi tour châu Á có thể ghé thăm những địa điểm du lịch nổi tiếng như Vạn Lý Trường Thành, lăng mộ Tần Thủy Hoàng, Thiếu Lâm Tự, hang đá Long Môn, Tử Cấm Thành...
Tử Cấm Thành là điểm đến không thể thiếu được trong tour du lịch châu Á đến Trung Quốc của bạn.
Lăng mộ Tần Thủy Hoàng cũng rất thu hút khách du lịch châu Á.
Không những thế, với diện tích rộng lớn trải dài từ Bắc chí Nam, từ Đông sang Tây, Trung Quốc còn sở hữu vô vàn những thắng cảnh thiên nhiên đặc sắc mà bất kỳ ai khi chọn tour Du lịch châu Á đến Trung Quốc, đều đặt lên đầu danh sách những nơi muốn ghé thăm. Có thể kể đến những địa danh như đập Tam Hiệp, thác Huangguoshu, Cửu Trại Câu, núi mặt trăng Dương Sóc, Tây Hồ (Hàng Châu), trung tâm bảo tồn thiên nhiên quốc gia Wolong, sông Ly (Quế Lâm)... Chắc chắn với bạn rằng đi tour châu Á đến Trung Quốc sẽ giúp bạn mở mang đầu óc, có thêm nhiều trải nghiệm tuyệt vời trong đời.
Đi tour châu Á đến Trung Quốc, bạn sẽ ngỡ ngàng trước vẻ đẹp như tiên cảnh của Cửu Trại Câu.
Người Nhật Bản cho đây là một hành vi không đúng mực, bị cấm kỵ hoàn toàn vì họ cho rằng họ nhận tiền lương xứng đáng với công sức của mình còn họ không hề sống phụ thuộc vào tiền boa. Có một số người còn cho rằng bạn đưa tiền boa cho họ có nghĩa là xúc phạm và khiến họ xấu hổ. bạn nên nhớ kỹ điều này khi đi Du lịch châu Á tới Nhật nhé!
Tiền boa là một điều cấm kỵ bạn nên nhớ khi đi tour châu Á tới Nhật nhé
Trên đây là một số địa điểm và lưu ý mà bạn cần nhớ nếu chọn tham gia các tour Du lịch châu Á để sở hữu một chuyến Du lịch châu Á hoàn hảo. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về các tour châu Á, du khách hãy liên hệ ngay với Du Lịch Việt để được đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi hỗ trợ nhanh nhất nhé! Chúc du khách có một chuyến du lịch châu Á đáng nhớ.
(Thanh tra) - Nợ công chồng chất đã buộc hai viện Quốc hội Hoa Kỳ quyết định cắt giảm ngân sách quốc phòng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, do tính vượt trội của quân đội nước này, việc giảm ngân sách quốc phòng sẽ không gây nhiều ảnh hưởng về vai trò của Hoa Kỳ trên thế giới, nhất là tại châu Á.
Ngân sách quốc phòng Hoa Kỳ tương đương hơn 40% chi phí quân sự của toàn thế giới. Chi phí này lên đến 700 tỷ USD hàng năm. Trong lúc, Anh và Pháp cũng chỉ chi tiêu khoảng 65 tỷ USD một năm. Hay như Trung Quốc, nước đứng thứ hai thế giới về chi phí quốc phòng, thì cũng chỉ có ngân sách quân sự trung bình khoảng 80 tỷ USD. Tỷ lệ ngân sách quốc phòng so với GDP, Hoa Kỳ vẫn là nước giữ kỷ lục về mức chi cho quân sự. Đây không phải là lần đầu tiên Hoa Kỳ tiết giảm ngân sách quốc phòng. Sau chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953), Tổng thống Eisenhower đã cắt giảm 27%. Sau chiến tranh Việt Nam, kết thúc năm 1975, Tổng thống Gerald Ford giảm 29% chi phí quân sự. Tổng thống Ronald Reagan cũng hạn chế bớt quy mô chi tiêu quốc phòng trong thập niên 1980, khi chiến tranh lạnh đã bớt căng thẳng, một xu thế này cũng được hai người kế nhiệm là George HW. Bush và Bill Clinton cắt giảm đến 35% vào giữa những năm 1990. Dẫu sao thì lần này, quy mô cắt giảm ngân sách quốc phòng Hoa Kỳ rất đáng kể, lên đến cả ngàn tỷ USD, trải dài trong vòng 10 năm. Một cách cụ thể, theo thỏa hiệp tại Quốc hội Mỹ về vấn đề nâng trần nợ công, thông qua hôm 02/8 vừa qua, ngân sách dành cho quốc phòng của Hoa Kỳ sẽ bị cắt bớt 350 tỷ USD trong vòng 10 năm tới. Thỏa thuận ngày 02/8 còn dự trù thành lập một Ủy ban đặc biệt của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa tại Quốc hội để tính toán các khoản cắt giảm chi tiêu đợt hai. Nếu Ủy ban này không đạt được thỏa thuận về các khoản cắt giảm mới trước cuối năm nay, thì lập tức ngân sách quốc phòng Hoa Kỳ sẽ còn có nguy cơ bị cắt giảm thêm 600 tỷ USD. Các giới chức quốc phòng và quân đội nước này không hài lòng trước tình huống xấu này. Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta đã phản đối điều bị ông coi là “không thể chấp nhận được” vào lúc mà theo ông, nền an ninh Hoa Kỳ đang gặp nhiều thách thức. Theo ông Panetta, nếu ngân sách quốc phòng bị cắt giảm nhiều, nền an ninh quốc gia sẽ bị thiệt hại. Dù không nói trắng ra, ông Panetta hàm ý chỉ Trung Quốc, đang không ngừng tăng cường ngân sách quốc phòng để đánh bật ảnh hưởng của Hoa Kỳ ra khỏi khu vực châu Á. Tổng tham mưu trưởng Liên quân Hoa kỳ, Đô đốc Mike Mullen cũng xác định, việc cắt giảm chi tiêu sẽ làm giảm sút năng lực của quân đội trong các nhiệm vụ quốc tế. Liệu ngân sách bị eo hẹp có làm tổn thương uy lực quân sự của Hoa Kỳ trên trường quốc tế? Đối với các nước châu Á đang lo ngại trước đà vươn lên về mặt quân sự của Trung Quốc, nước trong thời gian gần đây không ngần ngại dùng uy thế của mình để áp đặt các đòi hỏi chủ quyền từ vùng biển Hoa Đông của họ đến Biển Đông, câu hỏi trên càng gay gắt hơn vì cho đến nay, Bắc Kinh vẫn còn chưa dám hành động quá trớn vì còn e dè trước sự hiện diện của Hải quân Hoa Kỳ trong vùng. Một chuyên gia xác định, việc cắt giảm ngân sách quốc phòng lần này đã cụ thể, vì được cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates loan báo từ đầu năm 2011. Các khoản cắt giảm chủ yếu là các chương trình vũ khí tối tân nhưng tốn kém, như các dự án trang bị chiến đấu cơ F35, tàu đổ bộ loại lớn Littoral Combat Ship… Tuy nhiên, chuyên gia này cũng nói, dù có bị cắt giảm, nhưng nền quốc phòng Hoa Kỳ vốn thuộc loại hùng mạnh nhất thế giới, nên vai trò của Hoa Kỳ trên trường quốc tế sẽ không bị tổn hại. Riêng tại khu vực châu Á, chuyên gia này cho rằng, Hoa Kỳ không chỉ tiếp tục duy trì sự hiện diện của lực lượng Hải quân, mà còn tăng cường các mối quan hệ với các quốc gia đồng minh, từ Thái Lan đến Philippines, Indonesia và mở rộng liên lạc với các nước khác.