Ngày Công Chuẩn Theo Luật

Ngày Công Chuẩn Theo Luật

Hợp đồng lao động là một trong những văn bản quan trọng nhất thể hiện những thỏa thuận hợp pháp giữa người sử dụng lao động và người lao động. Bộ luật Lao động 2019 đã có những quy định điều chỉnh về nội dung của Hợp động lao động, yêu cầu các bên khi giao kết hợp đồng lao động cần phải tuân thủ. Thông qua bài viết dưới đây, Luật Việt An sẽ trình bày và đưa ra một số mẫu hợp đồng lao động năm 2024 để quý khách có thể tham khảo và áp dụng.

Hợp đồng lao động là một trong những văn bản quan trọng nhất thể hiện những thỏa thuận hợp pháp giữa người sử dụng lao động và người lao động. Bộ luật Lao động 2019 đã có những quy định điều chỉnh về nội dung của Hợp động lao động, yêu cầu các bên khi giao kết hợp đồng lao động cần phải tuân thủ. Thông qua bài viết dưới đây, Luật Việt An sẽ trình bày và đưa ra một số mẫu hợp đồng lao động năm 2024 để quý khách có thể tham khảo và áp dụng.

Hợp đồng lao động có thể giao kết bằng hình thức điện tử không?

Căn cứ khoản khoản 6, khoản 10, khoản 12 Điều 4 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 và Điều 14 Bộ luật Lao động năm 2019 thì hợp đồng lao động có thể giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử thì có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.

Mẫu hợp đồng lao động mới nhất

Tùy theo lĩnh vực, ngành nghề cụ thể mà người sử dụng lao động sẽ soạn thảo ra một mẫu HĐLĐ phù hợp, tuy nhiên, trong hợp đồng vẫn phải có một số các điều khoản bắt buộc, thể hiện rõ quyền lợi và trách nhiệm các bên trong hợp đồng. Hợp đồng hiện nay có thể được viết bằng 1 hay nhiều ngôn ngữ khác nhau tùy theo chủ thể thực hiện việc ký kết hợp đồng.

Mẫu hợp đồng lao động mới áp dụng từ 2021

Hợp đồng lao động bằng lời nói áp dụng trong trường hợp nào?

Theo Bộ luật Lao động 2019, hợp đồng lao động bằng lời nói (hợp đồng miệng) chỉ áp dụng khi thời hạn hợp đồng dưới 01 tháng trừ các trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định, bao gồm:

- Công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng với nhóm lao động từ đủ 18 tuổi trở lên.

- Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó.

- Người lao động là người khuyết tật.

Nguyên tắc khi thực hiện giao kết hợp đồng lao động

Nội dung chính của hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động giữa các đối tượng, vị trí làm việc khác nhau có thể khác nhau và giao kết dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử. Tuy nhiên theo quy định tại Điều 21, Bộ luật lao động HĐLĐ phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

Thông tin của người sử dụng lao động: Tên, địa chỉ, chức danh của người sử dụng lao động, người giao kết HĐLĐ bên phía người sử dụng lao động;

Thông tin của người lao động: Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ CCCD/CMND hoặc hộ chiếu;

Công việc và địa điểm làm việc;

Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

Chế độ đóng Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;

Ngoài ra nội dung HĐLĐ ở các vị trí và công việc đặc biệt cần có thêm các nội dung:

Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.

Các loại hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động

Xét theo thời hạn hợp đồng, căn cứ khoản 1 Điều 20 Bộ luật Lao động năm 2019 các loại hợp đồng lao động gồm:

Xét theo hình thức, hợp đồng lao động có thể phân thành:

05 Mẫu hợp đồng lao động mới nhất theo chuẩn Bộ Luật lao động

Dưới đây là 5 mẫu hợp đồng chuẩn theo Bộ luật lao động mới nhất. Bạn đọc có thể tham khảo bằng cách tải về hợp đồng lao động mẫu file word phù hợp với nhu cầu để chỉnh sửa và tham khảo các thông tin trên hợp đồng mẫu.

Hợp đồng lao động mẫu 2023 chuẩn >> Tải về máy

Mẫu hợp đồng lao động xác định thời hạn >> Tải về máy

Mẫu hợp đồng lao động không thời hạn >> Tải về máy

Mẫu hợp đồng lao động kèm thử việc >> Tải về máy

Mẫu phụ lục hợp đồng lao động >> Tải về máy

Dịch vụ liên quan đến tư vấn, soạn thảo hợp đồng lao động của Luật Việt An

Trên đây là tư vấn của Luật Việt An về Mẫu hợp đồng lao động năm 2024. Nếu có bất kỳ vướng mắc pháp lý nào khác liên quan đến vấn đề hợp đồng lao động, xin hãy liên hệ với Luật Việt An để được tư vấn cụ thể và chi tiết hơn. Xin chân thành cảm ơn Quý khách!

Ngày Pháp luật Việt Nam là ngày gì? Theo quy định của pháp luật, thì ngày này được tổ chức theo nội dung và hình thức như thế nào?

1. Ngày Pháp luật Việt Nam là ngày gì?

Căn cứ Điều 5 Nghị định 28/2013/NĐ-CP, Ngày Pháp luật Việt Nam là ngày 9/11 hàng năm. Ngày này nhằm tôn vinh và nâng cao ý thức, trách nhiệm của công dân trong việc tuân thủ và thực thi pháp luật, đồng thời khẳng định vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.

Ngày Pháp luật cũng là dịp để các cơ quan, tổ chức, đoàn thể tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật đến người dân, đặc biệt là về các quyền lợi và nghĩa vụ của công dân theo quy định của pháp luật.

(ii) Việc tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam vào ngày 9/11 hàng năm nhằm mục đích:

- Tôn vinh pháp luật, khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của pháp luật trong xã hội.

- Nâng cao ý thức pháp luật của công dân, khuyến khích việc tuân thủ và thực thi pháp luật.

- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật để mọi người dân, tổ chức và cá nhân có thể nắm bắt và hiểu rõ các quyền và nghĩa vụ của mình theo pháp luật.

- Thông qua việc tổ chức Ngày Pháp luật, các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội và các đoàn thể sẽ tổ chức nhiều hoạt động nhằm nâng cao nhận thức pháp lý của cộng đồng, đồng thời góp phần xây dựng một xã hội tuân thủ pháp luật, công bằng và văn minh.

Lưu ý: Nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo.

Ngày Pháp luật Việt Nam; Nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)

2. Ngày Pháp luật Việt Nam được tổ chức theo nội dung và hình thức nào?

Căn cứ Điều 6 Nghị định 28/2013/NĐ-CP, quy định về nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam như sau:

(i) Ngày Pháp luật được tổ chức với các nội dung sau đây:

- Khẳng định vị trí, vai trò của Hiến pháp, pháp luật trong quản lý nhà nước và đời sống xã hội.

- Giáo dục cán bộ, công chức, viên chức và người dân ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật.

- Tuyên truyền, phổ biến các quy định của Hiến pháp, pháp luật thiết thực với đời sống của nhân dân, gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.

- Vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.

- Biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong xây dựng pháp luật, thực thi pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật.

- Nội dung khác theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

(ii) Ngày Pháp luật có thể được tổ chức dưới các hình thức sau đây:

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật lưu động; triển lãm.

- Các hình thức khác theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

3. Trách nhiệm hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức và trách nhiệm tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam

Căn cứ Điều 7 Nghị định 28/2013/NĐ-CP, trách nhiệm hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật và trách nhiệm tổ chức Ngày Pháp luật:

(i) Trách nhiệm hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật:

- Hằng năm, Bộ Tư pháp hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật trong phạm vi cả nước.

- Trên cơ sở hướng dẫn tổ chức Ngày Pháp luật của Bộ Tư pháp, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp hướng dẫn về nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật cho các tổ chức thành viên.

(ii) Trách nhiệm tổ chức Ngày Pháp luật:

- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức Ngày Pháp luật.

- Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu cơ quan trung ương của các tổ chức thành viên của Mặt trận trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình tổ chức Ngày Pháp luật cho các hội viên, đoàn viên của tổ chức mình.

H. Thủy (Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/)

Khi làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức, giữa người lao động và bên sử dụng lao động cần ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) để làm bằng chứng đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của các bên liên quan. Vậy quy định về hợp đồng lao động năm 2023 như thế nào? và một vài lưu ý đối với người lao động khi thực hiện ký kết hợp đồng. Tất cả sẽ được eBH chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Giao kết hợp đồng lao động giữa người lao động và doanh nghiệp

Theo wikipedia - Hợp đồng là một cam kết giữa hai hay nhiều bên (pháp nhân) để làm hoặc không làm một việc nào đó trong khuôn khổ pháp luật. Hợp đồng thường gắn liền với dự án, trong đó một bên thỏa thuận với các bên khác thực hiện dự án hay một phần dự án cho mình. Và cũng giống như dự án, có dự án chính trị xã hội và dự án sản xuất kinh doanh, hợp đồng có thể là các thỏa ước dân sự về kinh tế (hợp đồng kinh tế) hay xã hội.

Hợp đồng có thể được thể hiện bằng văn bản hay bằng lời nói có thể có người làm chứng, nếu vi phạm hợp đồng hay không theo cam kết thì 2 bên sẽ cùng nhau ra tòa và bên thua sẽ chịu mọi phí tổn.

Quy định tại Điều 13, Bộ luật Lao động 2019 cũng đã chỉ rõ khái niệm hợp đồng lao động như sau:

Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.

Theo đó, HĐLĐ mang tính chất thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, trong đó người sử dụng lao động có trả công, tiền lương cho người lao động. Các văn bản dù không đặt tên là HĐLĐ tuy nhiên có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và có sự quản lý, giám sát, điều hành của người sử dụng lao động thì thỏa thuận đó cũng được coi là hợp đồng hợp lệ.

Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải thực hiện giao kết HĐLĐ với người lao động. Điều này đảm bảo việc cả người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện hợp đồng theo những gì đã thỏa thuận và nhận được sự đồng thuận của cả hai bên.