Mỹ Xuất Khẩu Gì

Mỹ Xuất Khẩu Gì

Chiếm 28,6% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, Mỹ là thị trường tiềm năng đối với hàng hóa của Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là thị trường “khó tính”, đòi hỏi doanh nghiệp phải hiểu rõ xu hướng tiêu dùng, lựa chọn đơn vị uy tín để quá trình xuất khẩu thuận lợi. Hiện nay, 3W Logistics là công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa đi Mỹ với giá cước cạnh tranh, giúp doanh nghiệp nắm rõ Việt Nam xuất khẩu gì sang Mỹ và được hỗ trợ thực hiện thủ tục xuất khẩu.

Chiếm 28,6% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, Mỹ là thị trường tiềm năng đối với hàng hóa của Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là thị trường “khó tính”, đòi hỏi doanh nghiệp phải hiểu rõ xu hướng tiêu dùng, lựa chọn đơn vị uy tín để quá trình xuất khẩu thuận lợi. Hiện nay, 3W Logistics là công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa đi Mỹ với giá cước cạnh tranh, giúp doanh nghiệp nắm rõ Việt Nam xuất khẩu gì sang Mỹ và được hỗ trợ thực hiện thủ tục xuất khẩu.

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

Số liệu của Tổng cục Thống kê vào quý I/2022 cho thấy, giá trị xuất khẩu máy tính, linh kiện và sản phẩm quang học từ Việt Nam sang Mỹ tăng mạnh 17,2% (gần 3 tỷ USD). Đây là một tín hiệu đáng mừng, cho thấy ngành công nghiệp điện tử đang từng bước phục hồi, hứa hẹn đóng góp tích cực vào nền kinh tế cả nước.

Theo ước tính của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam đến thị trường Mỹ đã “chạm mốc” 8,8 tỷ USD vào năm 2021, tăng lên 22,4% so với năm 2020. Đối với sản phẩm làm từ gỗ như đồ nội thất, kim ngạch xuất khẩu chiếm 87,6% tổng kim ngạch cả nước, theo sau là mặt hàng đồ nội thất cho phòng khách, phòng ăn và phòng ngủ.

Để thuận lợi đạt được con số kỷ lục như trên, tất cả nhờ vào nỗ lực của doanh nghiệp Việt Nam đã không ngừng duy trì sản xuất đồ gỗ chất lượng cao, kiểu dáng sáng tạo và giá cả cạnh tranh,. Dự kiến với đà tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2021, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới Mỹ có thể đạt được 10 tỷ USD trong năm 2022, mở ra “bức tranh” tươi sáng cho nền kinh tế Việt Nam.

Xuất khẩu gỗ từ Việt Nam sang Mỹ đang tăng trưởng mạnh mẽ từ sau ảnh hưởng của đại dịch Covid

Nếu doanh nghiệp đang tìm hiểu Việt Nam xuất khẩu gì sang Mỹ thì chắc chắn không thể bỏ qua nông thủy sản – ngành hàng có vị trí chủ đạo trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu hiện nay. Báo cáo của Tổng cục Thống kê năm 2021 cho thấy, Việt Nam xuất khẩu nông thủy sản đến Mỹ đạt kim ngạch 100 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm 2020.

Đối với nhóm hàng nông sản, Mỹ đã trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch đạt được 11,9 tỷ USD, cho thấy quy mô tiêu thụ nông sản thực phẩm của nước này là rất lớn. Cùng với đó, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đến Mỹ cũng được ghi nhận đạt trên 842 triệu USD vào tháng 4/2022, tăng lên 74% so với cùng kỳ năm 2021.

Trước khi thế giới bước vào trạng thái bình thường mới, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến tình hình thất nghiệp tăng cao, dẫn đến người Mỹ e dè hơn trong mua sắm hàng hóa, kể cả mặt hàng giày dép.

Hiện tại, khi sức mua toàn cầu đang phục hồi, xuất khẩu giày dép từ Việt Nam sang Mỹ đã nhận được tín hiệu khả quan. Cụ thể, trong năm 2021, kim ngạch xuất khẩu giày dép từ Việt Nam sang Mỹ đạt con số lớn nhất 5,98 tỷ USD, chiếm 42% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và tăng 18,2% so với cùng kỳ năm 2020.

Mỹ tiếp tục là thị trường chủ đạo của Việt Nam trong xuất khẩu các loại mặt hàng giày dép

Với toàn bộ thông tin trên đây, doanh nghiệp đã nắm rõ Việt Nam xuất khẩu gì sang Mỹ. Đây là thị trường tiềm năng cho hàng hóa của nước ta, nhưng cũng là thị trường “khó tính” với yêu cầu khắt khe về hải quan, đóng gói hàng hóa và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Do đó, để thuận lợi xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ, doanh nghiệp nên hiểu rõ tính đa dạng và cởi mở trong văn hóa của nước này. Đồng thời, lựa chọn công ty vận chuyển uy tín, để hỗ trợ thực hiện thủ tục và rào cản thuế quan khắt khe.

–  Dày dạn kinh nghiệm trong việc vận chuyển hàng nông, thủy sản; gỗ và sản phẩm từ gỗ; hàng tiêu dùng; hàng may mặc.

– Xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ dễ dàng, bởi hiện tại 3W Logistics là OTI-NVOCC có FMC và bond, đã có khả năng tự phát hành HBL và tự file AMS/ ISF bằng scac code của 3W

– Giá cước cạnh tranh nhờ công ty có quan hệ hợp tác với hầu hết hãng tàu danh tiếng trên thị trường như Meark Lines, Sea Land, One, YangMing, Evergreen, Cosco, Hyundai, OOCL, Hapaglloyd, Wanhai, KMTC, SITC, CMA-CGM hoặc MSC.

– Tư vấn cho doanh nghiệp giải pháp vận chuyển phù hợp hoặc hỗ trợ chuẩn bị giấy tờ, chứng nhận xuất xứ, giấy phép kiểm dịch, thực hiện thủ tục hải quan, tư vấn bảo hiểm hàng hóa với giá tốt, cũng như hỗ trợ hun trùng hoặc đóng kiện gỗ.

– Có đại lý ở Mỹ, hỗ trợ xử lý tốt và nhanh chóng vấn đề khó khăn của khách hàng.

Để được tư vấn về giải pháp xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Mỹ phù hợp, doanh nghiệp liên hệ trực tiếp với 3W Logistics TẠI ĐÂY!

Trong thời gian qua, xuất khẩu đồ gỗ nội thất của Việt Nam vào thị trường Mỹ tăng khá nhanh. Theo số liệu thống kê của ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ, sản phẩm gỗ và đồ nội thất xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ tăng từ 16 triệu USD năm 2001 lên 902,5 triệu USD năm 2006 (tăng 56 lần); 3 tháng đầu năm 2007 đạt 277,7 triệu USD (3 tháng đầu năm 2006 là 186,9 triệu USD). Đồ gỗ Việt Nam hiện đứng thứ năm trong top 10 các nước xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ, sau Trung Quốc (chiếm 49% thị phần đồ gỗ tại Mỹ), Canada (15%), Mehico (14%), Italia (3%), Việt Nam (2%)…

Hiện các nhà nhập khẩu Mỹ không muốn lệ thuộc vào một thị trường cung cấp lớn là Trung Quốc. Họ muốn tìm thêm nguồn hàng từ các nước khác và họ tìm đến Việt Nam như một địa chỉ cung cấp đồ gỗ đáng tin cậy ở châu Á.

Với thị trường Mỹ, đồ gỗ Việt Nam được đánh giá là có chất lượng, kiểu dáng sáng tạo, giá cả khá cạnh tranh, vì thế tạo được độ tín nhiệm cao đối với người tiêu dùng. Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu hàng gỗ chế biến của Việt Nam sang Mỹ còn chưa cao so các nước khác nên không đứng trước nguy cơ bị kiện phá giá...

Việc xúc tiến quảng bá các mặt hàng gỗ tại thị trường Mỹ những năm qua cũng đã phát huy tác dụng, nhất là việc tham gia các hội chợ hàng gỗ nội thất và đồ gỗ danh tiếng ở Mỹ của DN Việt Nam, vì thế làm gia tăng hiểu biết về sản phẩm gỗ đối với các nhà nhập khẩu Mỹ.

Uy tín của Việt Nam được nâng cao nhờ tư cách là thành viên WTO, Nhà nước Việt Nam có cơ chế thông thoáng, cởi mở trong việc nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu sản phẩm chế biến gỗ cũng khiến các công ty của Mỹ bắt đầu liên hệ với Thương vụ Việt Nam đặt vấn đề tìm hiểu khả năng đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu hàng gỗ nội thất của Việt Nam.

Phải biết nhu cầu và khó khăn của nhà nhập khẩu Mỹ

Tuy nhiên, trong cuộc tiếp xúc với các DN chế biến gỗ Việt Nam mới đây tại TP.HCM, nhiều giám đốc các công ty nhập khẩu sản phẩm gỗ Mỹ cho rằng, để giữ được khách hàng Mỹ lâu dài, DN nên biết rõ tâm lý và khó khăn của các nhà nhập khẩu đồ gỗ Mỹ.

Về giá cả, ông Joseph Condra, Giám đốc Phát triển sản phẩm và nguồn cung ứng sản phẩm gỗ thuộc Công ty Cresent Fine Furniture (Mỹ) cho biết, hiện mặt bằng giá cả giữa châu Mỹ và châu á chênh lệnh không bao nhiêu, vì thế để giữ tỷ lệ lợi nhuận như các năm trước, nhà nhập khẩu Mỹ đang có hướng bán giảm giá để tiêu thụ được số lượng lớn. Các cơ quan chức năng Việt Nam nên theo dõi chặt chẽ biến động giá cả và giá các sản phẩm tương tự của Trung Quốc tại thị trường Mỹ, kịp thời thông báo đến các DN nhằm có các biện pháp chủ động phòng tránh việc bán giá quá thấp hoặc quá cao. Nên nhớ, các nhà nhập khẩu Mỹ đều biết nhau và thường xuyên trao đổi thông tin với nhau. Song, giá cả vẫn không là yếu tố quan trọng nhất đối với nhà nhập khẩu Mỹ mà thời gian giao hàng và chất lượng sản phẩm vẫn là tiêu chí hàng đầu. Cũng như DN Việt Nam, nhà nhập khẩu Mỹ sẽ mất khách hàng nếu không giao hàng đúng hẹn và đúng chất lượng.

Đến nay, dù chưa thấy có dấu hiệu kiện chống bán phá giá sản phẩm gỗ Việt Nam ở Mỹ, song các nhà nhập khẩu Mỹ vẫn quan tâm đến tỷ lệ thị phần các chủng loại sản phẩm gỗ chế biến Việt Nam tại Mỹ. Hiện có ba mã hàng trong diện có nguy cơ cao, có thể nằm trong tầm ngắm của kiện chống bán phá giá. Theo Vụ Chính sách thị trường châu Mỹ (Bộ Công Thương), đó là đồ gỗ nội thất dùng trong phòng ngủ (không kể ghế) chiếm 14,66% thị phần loại sản phẩm này tại Mỹ (mã hàng 940350), các loại ghế khung gỗ không bọc chiếm 5,54% thị phần (mã hàng 940169) và vài loại khác chiếm 3,71% (mã hàng 940360); trong đó, đồ gỗ nội thất phòng ngủ, các loại ghế khung gỗ không bọc có nguy cơ cao nhất. Do đó theo các chuyên gia, cách tốt nhất là DN nên tăng cường định hướng sản xuất và xúc tiến xuất khẩu những nhóm hàng vốn là thế mạnh nhưng kim ngạch và thị phần chưa lớn ở Mỹ như đồ gỗ nội thất dùng trong bếp, trong văn phòng, đồ gỗ nội thất kèm kim loại, đệm, đèn…

Ông W.Towne Baker, Giám đốc điều hành Công ty Indochina Wood (Mỹ) cho biết, để xâm nhập thị trường Mỹ, sản phẩm gỗ Việt Nam có hai phương cách là bán trực tiếp cho nhà bán lẻ (như Haverygs, Pottery Barn, Crate and Barrel…) hoặc qua các nhà nhập khẩu. Bán qua các nhà bán lẻ sẽ được giá cao vì không qua môi giới, nhưng số lượng đặt hàng ít và họ không biết nhiều về công nghệ chế biến nên không hỗ trợ được gì cho nhà sản xuất. Còn đối với các nhà nhập khẩu, do hầu hết đều có nhiều kinh nghiệm trong chế biến gỗ nên hiểu những khó khăn của nhà sản xuất, vì thế có thể giúp các nhà sản xuất cải tiến kỹ thuật, chất lượng và do có mạng lưới tiêu thụ rộng nên dễ dàng cung cấp cho nhà sản xuất thị hiếu của thị trường hoặc tiếp thị hiệu quả cho sản phẩm.

Khi có đơn hàng từ đối tác Mỹ, DN cần có nguồn gỗ tốt, hợp lệ, ổn định đáp ứng đòi hỏi của khách hàng để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Hình ảnh nhà xưởng ngăn nắp, gọn sạch, đời sống công nhân tốt, thiết bị máy móc đồng bộ… cũng là hình ảnh tốt, nói lên với đối tác sự ổn định sản xuất, đảm bảo tiến độ giao hàng. Nhà nhập khẩu Mỹ cũng lo sợ trước rủi ro của đối tác, vì rủi ro của đối tác cũng sẽ là rủi ro của họ. Khi giới thiệu hay trưng bày sản phẩm ở các hội chợ triển lãm không nên đưa ra sản phẩm có khuyết điểm dù nhỏ, nên chọn trưng bày sản phẩm hoàn hảo 100% để khẳng định chất lượng, tạo ấn tượng tốt ban đầu.

Về khả năng thị trường, Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được tốc độ cao trong xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ, nhưng khả năng cung ứng hàng hóa, quy mô sản xuất, trình độ công nghệ vẫn còn là những điểm yếu chiến lược mà DN cần cải tiến nhiều hơn…

Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn, nhưng cũng là thị trường khó tính, vì vậy, các doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ lưỡng và nghiên cứu cẩn thận thị trường...

Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn, nhưng cũng là thị trường khó tính, đòi hỏi nhiều quy định khắt khe, phức tạp. Vậy doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ cần làm gì trong bối cảnh kinh tế thế giới đang diễn biến phức tạp?

Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất

Theo Bộ Công Thương, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 8/2019 ước tính đạt 24,50 tỷ USD, tăng 6,6% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 8 tăng 4,5%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 14%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 0,9%.

Đặc biệt, 8 tháng năm 2019, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 38,6 tỷ USD, tăng 25,3% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ dự báo tiếp tục tăng trưởng tích cực khi các nhà nhập khẩu Mỹ đẩy mạnh tìm kiếm hàng hóa thay thế hàng Trung Quốc và các cơ sở sản xuất mới sau khi dịch chuyển đầu tư.

Nếu doanh nghiệp Việt Nam trong các ngành hàng như máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, thủy sản, đồ gỗ, nội thất… nhanh nhạy, chủ động thông tin, tìm ra những lợi thế để khai thác, tranh thủ cơ hội để vươn lên, chiếm lĩnh thị phần, tăng khả năng cạnh tranh, đáp ứng được tiêu chuẩn, nhu cầu và tăng khả năng xuất khẩu, thì sẽ nắm bắt cơ hội tốt hơn.

Xuất khẩu sang Mỹ được kỳ vọng sẽ tăng cao khi mới đây, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố kết quả cuối cùng của đợt rà soát hành chính lần thứ 13 (POR 13) về thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam vào Mỹ.

Theo đó, 31 doanh nghiệp của Việt Nam sẽ được hưởng mức thuế 0%. Trong danh sách có rất nhiều doanh nghiệp lớn như Minh Phú, CP Việt Nam, Camimex... Mức thuế 0% này không chỉ có tác động ngắn hạn mà còn mở ra khả năng bứt phá xuất khẩu sang thị trường Mỹ, kỳ vọng các đơn hàng sẽ nhiều hơn trong thời gian tới. Bởi Mỹ là một thị trường nhập khẩu tôm lớn của Việt Nam và cũng là thị trường khó tính với những quy tắc khắt khe.

Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu tôm của Mỹ từ Việt Nam đang tăng dần do tồn kho giảm trong khi Mỹ cũng đang giảm nhập khẩu từ Ấn Độ, Thái Lan và giảm mạnh nhập khẩu từ Trung Quốc.

Doanh nghiệp cần lên kế hoạch kỹ lưỡng

Phát biểu tại hội thảo “Xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ và những điểm cần lưu ý”, ông Nguyễn Vũ Kiên, Phó Trưởng ban Quan hệ quốc tế, VCCI khẳng định, Mỹ và Việt Nam là đối tác thương mại quan trọng của nhau, với tốc độ tăng trưởng hơn 20%/năm.

Đặc biệt, với các doanh nghiệp Việt Nam, Mỹ là thị trường tiêu thụ hàng hóa rất lớn nên rất tiềm năng. Tuy nhiên, đây cũng là thị trường khó tính, đòi hỏi nhiều quy định khắt khe, phức tạp nhất là khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung ngày càng leo thang. Vì vậy, để xuất khẩu thành công một lô hàng vào Mỹ không phải là dễ.

Nhiều chuyên gia cho rằng, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ giảm mạnh so với cùng năm ngoái trong khi đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đối với những mặt hàng này lại tăng mạnh và đồng thời chúng ta lại nhập khẩu những mặt hàng đó từ Trung Quốc. Do đó, nguy cơ về gian lận xuất xứ và lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại mà hải quan Mỹ áp dụng với một số quốc gia, trong đó có Trung Quốc, là điều các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu tâm.

Nhận định về thương mại Việt - Mỹ thời gian gần đây, bà Amanda Rasmussen, Chủ tịch Amcham tại TP.HCM, Giám đốc vận hành ITL Việt Nam cho rằng, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ gần đây tăng mạnh.

Tuy nhiên, Việt Nam cần phải để ý đến việc tăng trưởng xuất khẩu không để phụ thuộc quá nhiều vào việc được hưởng lợi từ căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Cần lưu ý về xuất khẩu trực tiếp sang Mỹ thay vì xuất khẩu gián tiếp từ Trung Quốc sang Việt Nam rồi từ Việt Nam qua Mỹ.

Chia sẻ kinh nghiệm xuất khẩu sang Mỹ, ông Erik Frankel, Giám đốc Công ty Vietsway cho hay, các doanh nghiệp cần lên kế hoạch xuất khẩu hàng hóa một cách kỹ lưỡng, nghiên cứu cẩn thận thị trường cũng như các phương thức, thủ tục xuất khẩu.

Để lên kế hoạch xuất khẩu sang Mỹ, trước khi chuyển hàng, nhà xuất khẩu phải kiểm tra những hạn chế trong việc nhập khẩu của Mỹ, ước tính phí hải quan, cung cấp chứng từ theo quy định khi đặt vận chuyển hàng và cung cấp đủ chứng từ theo yêu cầu của các cơ quan có liên quan. Nhà nhập khẩu cần phải nắm rõ được sẽ phải làm việc với cơ quan nào chịu trách nhiệm về các quy định nhập khẩu hàng hóa vào Mỹ.

Trong quá trình chuyển hàng, doanh nghiệp cần có giấy đảm bảo nợ thuế hải quan, trung thực khai báo hải quan, kiểm tra đội chính xác của chứng từ và nộp phí hải quan đúng quy định. Ngoài ra, tùy thuộc vào sản phẩm cụ thể mà Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ (CBP) sẽ làm việc cùng các cơ quan khác như: Cục Quản lý dược phẩm và thực phẩm (FDA), Cục Kiểm soát rượu, thuốc lá, vũ khí và chất nổ (ATF)… Các cơ quan này sẽ đặt ra các tiêu chuẩn khác nhau cho mỗi loại sản phẩm.

Để xuất khẩu được vào Mỹ, doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao nhận thức, năng lực thực thi các quy định của pháp luật về phòng vệ thương mại, quy tắc xuất xứ... Tuân thủ pháp luật, thực hiện đúng các cam kết quốc tế về quy tắc xuất xứ hàng hóa. Không tiếp tay cho hàng hóa từ các nước đang bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại sang Việt Nam để tiêu thụ nội địa hoặc xuất khẩu đi nước thứ ba.

Đồng thời phải thực hiện quản trị tốt công việc lưu trữ chứng từ về nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu, sản phẩm để phục vụ hoạt động xác minh, điều tra của nước nhập khẩu./.