Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Lính xanh và lính đỏ được phân biệt dựa trên màu sắc của ve áo: lính đỏ là Lục quân, lính xanh chỉ không quân và hải quân. Lính đỏ và lính xanh đều là được coi là những hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và sĩ quan phục vụ cho Lực lương Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Đây là đội ngũ tiên phong có nhiệm vụ chiến đấu Bảo vệ Tổ quốc, phục vụ Nhân dân và sản xuất để hoàn thành mục tiêu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ quốc gia đồng thời kết hợp quốc phòng với kinh tế và xã hội, đóng góp vào sự phát triển của đất nước.
Lính đỏ hay còn gọi lục quân là đơn vị tác chiến trên bộ được chia thành 7 quân khu (1, 2, 3, 4, 5, 7, 9) và Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, 4 quân đoàn (1, 2, 3, 4), và 6 binh chủng (Đặc công, Pháo binh, Tăng - Thiết giáp, Công binh, Thông tin liên lạc, Hóa học). Mỗi quân khu, quân đoàn và binh chủng có cấp lãnh đạo gồm Tư lệnh, Chính ủy, các Phó Tư lệnh, và Phó Chính ủy. Các cơ quan chức năng trong lục quân đảm nhiệm các nhiệm vụ quan trọng như tham mưu, chính trị, hậu cần, kỹ thuật và quản lý một số đơn vị trực thuộc.
Các quân khu được tổ chức dựa trên các hướng chiến lược và địa bàn, bao gồm sư đoàn, lữ đoàn, trung đoàn và các đơn vị trực thuộc. Quân khu có trách nhiệm chỉ huy các đơn vị bộ đội địa phương, bao gồm quân đội tại cấp tỉnh, huyện và Dân quân tự vệ trên địa bàn của quân khu.
Quân đoàn là đơn vị cơ động lớn nhất của Lục quân, với nhiệm vụ bảo vệ các địa bàn chiến lược quan trọng của quốc gia. Quân đoàn cũng bao gồm sư đoàn, lữ đoàn, trung đoàn và các đơn vị trực thuộc.
Các binh chủng có vai trò quan trọng trong tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng. Ngoài việc tham gia vào các chiến dịch quân sự, các binh chủng còn thực hiện nhiệm vụ bảo đảm kỹ thuật và huấn luyện, đào tạo theo các chuyên ngành cho toàn quân. Các binh chủng có đơn vị chiến đấu trực thuộc, cũng như trường sĩ quan và trường chuyên môn kỹ thuật chuyên ngành.
Lục quân được trang bị vũ khí và trang thiết bị hiện đại, có khả năng cơ động cao, sức đột kích và hỏa lực mạnh. Lục quân có khả năng tác chiến trong nhiều điều kiện địa hình, thời tiết, khí hậu, và phù hợp với nghệ thuật chiến tranh nhân dân của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đã sản xuất và trang bị cho lục quân một số loại vũ khí bộ binh khá hiện đại, đảm bảo sự mạnh mẽ và sẵn sàng trong bất kỳ tình huống nào.
Lính xanh là những đơn vị thuộc lực lượng không quân và hải quân, có nhiệm vụ tham gia chiến đấu trên không và trên biển, bảo vệ an ninh quốc gia trên không và biển đảo.
Quân chủng Phòng không - Không quân là lực lượng chịu trách nhiệm bảo vệ không gian trời quốc gia, bảo vệ các mục tiêu quan trọng, bảo vệ nhân dân, và tham gia vào việc bảo vệ vùng biển và đảo của Tổ quốc.
Lực lượng cũng tham gia hỗ trợ Bộ Quốc phòng trong việc xây dựng lực lượng phòng không lục quân và không quân trong các quân chủng, binh chủng và ngành khác. Quân chủng Phòng không - Không quân có khả năng thực hiện nhiệm vụ độc lập hoặc tham gia vào tác chiến cùng với các đơn vị khác. Ngoài việc tham gia chiến đấu, họ cũng tham gia vào các hoạt động tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ thiên tai và phát triển kinh tế.
Tổ chức Quân chủng Phòng không - Không quân bao gồm Bộ Tư lệnh Quân chủng, các đơn vị chiến đấu và bảo đảm, cũng như các học viện, nhà trường và các đơn vị kinh tế - quốc phòng. Bộ Tư lệnh Quân chủng có nhiều chức vụ quan trọng, bao gồm Tư lệnh, Chính ủy, Phó Tư lệnh, Phó Chính ủy và nhiều cơ quan trực thuộc khác. Quân chủng Phòng không - Không quân được tổ chức thành các sư đoàn không quân, sư đoàn phòng không và một số đơn vị không quân trực thuộc là nòng cốt trong các hoạt động chiến đấu.
Quân chủng Hải quân có nhiệm vụ quản lý và bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, thống nhất, và toàn vẹn lãnh thổ trên biển và đảo của quốc gia. Hải quân tham gia vào việc chiến đấu độc lập hoặc hợp tác với các đơn vị khác để ngăn chặn hành vi xâm lược từ biển. Lực lượng này cũng đảm bảo an ninh và trật tự trên biển, đấu tranh chống lại các hành vi vi phạm chủ quyền quốc gia và quyền tài phán trên biển, tham gia vào hoạt động tìm kiếm cứu hộ và bảo vệ hoạt động kinh tế biển.
Tổ chức Quân chủng Hải quân bao gồm Bộ Tư lệnh và các đơn vị trực thuộc, với các Bộ Tư lệnh Vùng Hải quân chịu trách nhiệm quản lý vùng biển cụ thể. Bộ Tư lệnh Hải quân có các chức vụ quan trọng như Tư lệnh, Chính ủy, Phó Tư lệnh, Phó Chính ủy, và các cơ quan trực thuộc khác. Hải quân được tổ chức thành các vùng Hải quân (Vùng 1, 2, 3, 4, 5) và các đơn vị trực thuộc như lữ đoàn, học viện, nhà trường, đơn vị kinh tế - quốc phòng, và viện kỹ thuật để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biển đảo của quốc gia.
Cập nhập: 11/7/2023 11:09:20 AM - Công ty luật Dragon
“Em chào Luật sư, em vừa đi khám nghĩa vụ về và nghe mọi người nói về lính xanh và lính đỏ. Không biết lính xanh là gì và lính đỏ là gì ạ? Em cảm ơn Luật sư” - Sinh (Hà Tĩnh)
Luật sư Nguyễn Minh Long: Chào bạn Sinh, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật Dragon, trong bài viết dưới đây tôi sẽ giải đáp chi tiết về lính đỏ và lính xanh là gì và những điểm khác biệt cơ bản giữa các lực lượng này để bạn có cái nhìn rõ nhất về Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Căn cứ tại các khoản các khoản 1 và 2 Điều 50 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, khi gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam, Hạ sĩ quan/binh sĩ lính xanh và lính đỏ được hưởng chế độ tại ngũ như sau trong suốt thời gian huấn luyện:
Điều 50. Chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân
1. Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ trong thời gian phục vụ tại ngũ:
a) Được bảo đảm cung cấp kịp thời, đủ số lượng, đúng chất lượng về lương thực, thực phẩm, quân trang, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; được bảo đảm chỗ ở, phụ cấp hàng tháng, nhu yếu phẩm và nhu cầu về văn hóa, tinh thần phù hợp với tính chất nhiệm vụ của quân đội; được bảo đảm chế độ trong các ngày lễ, tết; được bảo đảm chăm sóc sức khỏe khi bị thương, bị ốm đau, bị tai nạn theo quy định của pháp luật;
b) Từ tháng thứ mười ba trở đi được nghỉ phép theo chế độ; các trường hợp nghỉ vì lý do đột xuất khác do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định;
c) Từ tháng thứ hai mươi lăm trở đi được hưởng thêm 250% phụ cấp quân hàm hiện hưởng hàng tháng;
d) Được tính nhân khẩu trong gia đình khi gia đình được giao hoặc điều chỉnh diện tích nhà ở, đất xây dựng nhà ở và đất canh tác;
đ) Được tính thời gian phục vụ tại ngũ vào thời gian công tác;
g) Có thành tích trong chiến đấu, công tác, huấn luyện được khen thưởng theo quy định của pháp luật;
h) Trong trường hợp bị thương, bị bệnh khi làm nhiệm vụ thi được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật;
i) Được Nhà nước bảo đảm chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, Luật bảo hiểm y tế;
k) Được tạm hoãn trả và không tính lãi suất khoản vay từ Ngân hàng chính sách xã hội mà trước khi nhập ngũ là thành viên hộ nghèo, học sinh, sinh viên theo quy định của pháp luật;
l) Được ưu tiên trong tuyển sinh quân sự.
2. Đối với thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ:
a) Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm y tế, được hưởng trợ cấp khó khăn do ngân sách nhà nước bảo đảm;
b) Con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được miễn, giảm học phí khi học tại cơ sở giáo dục phổ thông công lập và ngoài công lập theo quy định của pháp luật về chế độ miễn, giảm học phí;
c) Trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ hy sinh, từ trần trong khi làm nhiệm vụ thì gia đình được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật.
3. Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ:
a) Được cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường, trợ cấp xuất ngũ;
b) Trước khi nhập ngũ đang học tập hoặc có giấy gọi vào học tập tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thì được bảo lưu kết quả, được tiếp nhận vào học ở các trường đó;
d) Trước khi nhập ngũ đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thì khi xuất ngũ cơ quan, tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm thu nhập không thấp hơn trước khi nhập ngũ; trường hợp cơ quan, tổ chức đó đã giải thể thì cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có trách nhiệm bố trí việc làm phù hợp;
đ) Trước khi nhập ngũ đang làm việc tại tổ chức kinh tế thi khi xuất ngũ tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm tiền lương, tiền công tương xứng với vị trí việc làm và tiền lương, tiền công trước khi nhập ngũ; trường hợp tổ chức kinh tế đã chấm dứt hoạt động, giải thể hoặc phá sản thì việc giải quyết chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ được thực hiện như đối với người lao động của tổ chức kinh tế đó theo quy định của pháp luật;
e) Được giải quyết quyền lợi về bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội;
g) Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ theo quy định tại khoản 1 Điều 43 và khoản 1 Điều 48 của Luật này, khi về địa phương được chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức ưu tiên sắp xếp việc làm và cộng điểm trong tuyển sinh, tuyển dụng công chức, viên chức; trong thời gian tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Trên đây là toàn bộ giải đáp của Luật sư Nguyễn Minh Long của Luật Dragon về “Lính xanh là gì và lính đỏ là gì?” cùng những phân biệt chi tiết của các lực lượng này. Hy vọng rằng, với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ, các bạn đã rõ hơn về các lực lượng trong Quân đội Nhân dân trong quá trình chờ nhập ngũ sắp tới của mình. Chúc bạn luôn mạnh khoẻ !
Các chiến sĩ trạm quân bưu 8NE-1 vận hành công văn, tài liệu bằng xe đạp đến các đơn vị trên địa bàn TP.HCM - Ảnh: MINH PHƯỢNG
5h sáng ở trạm quân bưu 8NE-1, tiểu đoàn 40, lữ đoàn thông tin 23, quân khu 7, các chiến sĩ quân bưu nhận nhiệm vụ vận hành công văn, tài liệu "đi tỉnh" đã chỉnh tề ba lô, cặp táp sẵn sàng lên đường tỏa về các hướng Long An, Tây Ninh, Đồng Nai, Vũng Tàu…
"Đối với công văn, tài liệu chuyển đi các tỉnh, anh em sẽ đi vào thứ 3, thứ 5 hàng tuần. Hai hướng Đồng Nai - Bình Thuận, đi tất cả các đơn vị là khoảng 500 cây số, và Tây Ninh (khoảng 300 cây số) sẽ đi bằng ôtô của đơn vị. Nhưng với công văn khẩn, hẹn giờ thì anh em của trạm tự bắt xe đò để đi", thượng úy Bùi Duy Tùng - trung đội trưởng trung đội vận hành của trạm quân bưu - nói.
Trên địa bàn TP.HCM, đến các đơn vị xa như Nhà Bè, Thủ Đức… thì các chiến sĩ đi bằng xe máy. Còn trong khu vực nội bộ, các văn phòng, phòng ban ở các khu vực lân cận thì họ đi bằng xe đạp.
Thượng úy Tùng cho biết mỗi ngày, trạm quân bưu đảm bảo tiếp nhận công văn, tài liệu từ Bộ Tư lệnh Quân khu 7 và chuyển đi đơn vị cấp dưới ở 9 địa phương là TP.HCM, Tây Ninh, Long An, Vũng Tàu, Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Thuận, Bình Dương, Bình Phước.
"Một ngày trạm tiếp nhận 400-500 công văn. Cao điểm như lễ, tết, ngày kỷ niệm… lên đến cả ngàn", anh Tùng chia sẻ.
Với khối lượng công việc này, quân số 29 người cả cán bộ, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ của trạm có khi một ngày đi tổng quãng đường là 2.000 cây số.
Tất nhiên sẽ có người thắc mắc sao không gửi công văn, tài liệu qua mạng để tiết kiệm sức người, sức của. Thượng úy Bùi Duy Tùng giải thích: "Có những nội dung quân sự bí mật, các văn bản, tài liệu mật, không thể gửi qua internet. Thêm nữa, các văn bản hướng dẫn từ Bộ Tư lệnh Quân khu 7 xuống các đơn vị phải có dấu mộc đỏ thì tính pháp lý mới cao và để các đơn vị lưu trữ".
Chiến sĩ quân bưu tiếp nhận và phân loại công văn, tài liệu tại trạm Quân bưu 8NE-1 - Ảnh: MINH PHƯỢNG
Người có thể ướt, công văn, tài liệu thì không!
Trạm quân bưu 8NE-1 là một căn phòng nhỏ với chiếc kệ hàng chục ô được đánh dấu cẩn thận theo các hướng vận chuyển. Trung úy, quân nhân chuyên nghiệp Trần Tấn Đạt cùng các chiến sĩ liền tay tiếp nhận tài liệu, ghi chép sổ sách, dán mã vạch, nhập vào máy tính và phân loại để vận hành.
Điều kiện phương tiện giờ đỡ nhiều rồi. Hồi đó lên các đơn vị toàn đường đất đỏ, đường núi không à, như ở Phước Long, Bình Phước. Có năm đi Long An bị lụt, xe qua không được, phải quá giang ghe của người dân.
Anh Đạt là một trong 3 người gắn bó lâu nhất ở trạm quân bưu này (16 năm). "Lính quân bưu coi tài liệu, công văn quý hơn cơ thể mình. Đi mưa ướt đồ về giặt phơi là xong, còn công văn, tài liệu đâu được vậy. Làm công việc này đòi hỏi anh em phải tự giác cao, làm lâu thì cũng quen!", anh Đạt bộc bạch.
Chiến sĩ mới Nguyễn Duy Tân (quê Tây Ninh) thì chia sẻ: "Ban đầu khó khăn nhất là tìm đường, phải nắm được đơn vị đó nằm ở đâu, trên tuyến đường nào để khi đi vận hành không bị lạc hay trễ giờ".
Tân bắt đầu bằng việc đi xe đạp trong căn cứ, rồi ra vòng ngoài. Đi tỉnh thì ban đầu đi cùng ôtô của đơn vị, sau đó tự bắt xe đò.
"Sau khoảng 1 tháng mình đã có thể tự đi vận hành ở tỉnh vì đã biết đường. Đi cũng mệt nhưng có lần được lên tới Đà Lạt mình thích lắm", Tân hào hứng kể.
Nhưng vất vả nhất là vận hành công văn hẹn giờ vì phải đi rất gấp. "Công văn nếu hẹn giờ là 15h phải tới được đơn vị này thì bằng mọi giá, anh em phải tới được đấy trước 15h. Nhiều lúc nhận công văn khẩn, sáng sớm anh em chia nhau lên đường đi 9 đại phương. Đến 9h sáng, trạm lại nhận được công văn khẩn, không thể đợi tốp kia quay về, quân số còn lại chia nhau đi luôn", đội trưởng đại đội quân bưu - đại úy Bùi Văn Hải - cho biết.
Điều đặc biệt là dù đi địa phương, các cán bộ, chiến sĩ quân bưu đều phải đi về trong ngày. Những hướng gần như Tây Ninh, Đồng Nai... thì 5-6h sáng lên đường, chiều về đến đơn vị. Tuyến xa nhất là Lâm Đồng thì phải đi từ đêm hôm trước để giao xong trong ngày, trở về Sài Gòn vào buổi tối.
Trung úy Trần Tấn Đạt là một trong những người gắn bó lâu nhất với trạm Quân bưu - Ảnh: MINH PHƯỢNG
"Một lần tối 30 Tết, đơn vị tổ chức cho anh em đón giao thừa thì trên tác chiến gửi công văn xuống, yêu cầu đi gấp Xuân Lộc (Đồng Nai). 23h đêm, mình và một đồng đội lấy xe máy, cắp súng chạy xuống Xuân Lộc, tới nơi gần 2h sáng. Lần ấy là vừa đi vừa đón giao thừa trên đường", Trung úy Trần Tấn Đạt kể lại.
TTO - Nghe tin "bộ đội 324" sẽ tới trường, thầy Trần Anh Đăng, hiệu trưởng trường THCS Kỳ Trinh (TX Kỳ Anh. Hà Tĩnh), cùng những giáo viên khác vừa quét dọn khuôn viên vừa mong ngóng.
TTO - Công binh là những người lính "đi trước về sau”, công việc thầm lặng, gian khó, hiểm nguy: rà phá bom mìn, xây công trình phòng thủ, làm đường tuần tra biên giới, băng suối bắc cầu, ứng cứu thiên tai...
TTO - Thuộc sư đoàn phòng không Hà Nội nhưng trạm rađa 37 lại đóng quân ở tận tỉnh Sơn La. Đây là một trong những trạm rađa đóng quân ở nơi xa nhất và khó khăn nhất của sư đoàn này.