Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khó khăn, doanh nghiệp cùng hướng đến sự hiệu quả và tối ưu hiệu quả hoạt động quản lý nhân sự, và do đó việc đánh giá năng lực nhân viên rất quan trọng. Để giúp doanh nghiệp đảm bảo hiệu suất làm việc được tối ưu, đội ngũ chuyên gia nhân sự MISA AMIS HRM sẽ giới thiệu 12 mẫu form đánh giá năng lực nhân viên mới và chuẩn quy định năm 2024 trong bài viết dưới đây.
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khó khăn, doanh nghiệp cùng hướng đến sự hiệu quả và tối ưu hiệu quả hoạt động quản lý nhân sự, và do đó việc đánh giá năng lực nhân viên rất quan trọng. Để giúp doanh nghiệp đảm bảo hiệu suất làm việc được tối ưu, đội ngũ chuyên gia nhân sự MISA AMIS HRM sẽ giới thiệu 12 mẫu form đánh giá năng lực nhân viên mới và chuẩn quy định năm 2024 trong bài viết dưới đây.
Để đánh giá nhân viên một cách chính xác, cần hiểu rằng điều này không thể xảy ra chỉ trong một hoặc hai ngày, mà đòi hỏi sự theo dõi kỹ lưỡng trong suốt quá trình làm việc.
Ban lãnh đạo và quản lý nhân sự cần thực hiện việc theo dõi tiến độ công việc theo từng ngày và từng tuần để có cái nhìn toàn diện và đưa ra nhận xét chính xác về năng lực của nhân viên.
Năng lực cá nhân là tổng hợp các đặc điểm về thể chất, tâm lý và kỹ năng, đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các hoạt động và công việc cụ thể.
Để đánh giá và đo lường hiệu suất làm việc và năng lực của nhân viên, các tổ chức sử dụng form đánh giá năng lực nhân viên. Đây là một công cụ được thiết kế để đo lường mức độ đạt được các mục tiêu công việc, kỹ năng và phẩm chất cá nhân dựa trên bộ tiêu chí đã được thiết lập trước đó.
Mục tiêu chính của bảng đánh giá năng lực nhân viên là cung cấp thông tin chi tiết và phản hồi cho nhân viên về hiệu suất của họ trong công việc. Qua đó, giúp họ xác định cơ hội phát triển, đồng thời thiết kế các chương trình đào tạo phù hợp để nâng cao năng lực chuyên môn nhân viên tương xứng với mục tiêu tổ chức.
Ngoài ra, phiếu đánh giá năng lực cũng được sử dụng để đưa ra quyết định về tăng lương, thăng tiến, phát triển sự nghiệp và phân bổ nguồn lực trong tổ chức. Các tiêu chí đánh giá thường bao gồm: Thành tích công việc, kỹ năng chuyên môn, khả năng làm việc nhóm, sự đóng góp cá nhân và đáng tin cậy.
Có nhiều hình thức đánh giá nhân sự, bạn có thể xem xét:
Mặc dù mỗi vị trí công việc đòi hỏi các năng lực đặc thù riêng biệt, tuy nhiên về cơ bản, bảng đánh giá năng lực nhân viên cần bao gồm ba nhóm năng lực chính sau:
Yếu tố này liên quan đến khía cạnh cảm xúc và tính cách của mỗi cá nhân. Mỗi người có cá tính, phẩm chất và thái độ khác nhau.
Những nhân viên hướng nội thường ưa thích làm việc độc lập, trong khi người lao động hướng ngoại lại thích làm việc nhóm hơn. Phẩm chất và thái độ này ảnh hưởng lớn đến động lực và khả năng vượt qua khó khăn trong công việc. Nhà quản trị nên nắm vững phẩm chất và thái độ của từng nhân viên để tạo môi trường làm việc phù hợp và tận dụng tốt những đặc điểm này.
Yếu tố thể hiện mức độ thành thạo và tinh thông trong việc thực hiện nhiệm vụ, xử lý tình huống của nhân viên tại vị trí công việc đó.
Ví dụ, một nhân sự fresher chưa có kinh nghiệm có thể mất 2 đến 3 ngày để hoàn thành một nhiệm vụ. Trong khi đó, một nhân viên Senior có kinh nghiệm sẽ hoàn thành công việc tương tự nhanh hơn và đạt hiệu quả tốt hơn từ 60-70%. Quản lý nên cung cấp cơ hội cho nhân viên phát triển kỹ năng và hỗ trợ họ trong việc làm việc hiệu quả hơn.
Khía cạnh này liên quan đến khả năng tư duy và kiến thức chuyên môn của mỗi cá nhân. Kiến thức thường được tiếp thu qua quá trình đào tạo và tự học.
Nhà quản lý có thể đánh giá kiến thức của nhân viên để đảm bảo rằng họ đáp ứng đủ tiêu chí cho vị trí công việc, đồng thời có khả năng học hỏi và tiếp thu kiến thức mới. Sự phát triển liên tục là điều quan trọng, vì kiến thức của một nhân viên thể hiện khả năng duy trì hiệu suất làm việc và năng lực làm việc tổng thể của họ.
Bao gồm 4 biểu mẫu là Phiếu đánh giá năng lực nhân viên định kỳ: Mỗi năm / lần, nửa năm /lần, đánh giá thời gian đầu sau khi ký hợp đồng lao động và đánh giá quản lý thường niên theo kỳ.
Trong bài viết, MISA AMIS HRM đã giới thiệu đến nhà quản trị 12 form đánh giá năng lực nhân viên mới và chuẩn nhất. Các mẫu formđược thiết kế để phù hợp với nhiều lĩnh vực và phòng ban khác nhau. Lãnh đạo doanh nghiệp có thể sử dụng chúng để tạo ra quy trình đánh giá hiệu quả và thúc đẩy sự phát triển của nhân viên trong tổ chức.
Mẫu đánh giá năng lực nhân viên cần bao gồm đầy đủ những thông tin sau:
Khi xây dựng Form đánh giá nhân viên, nhà quản trị cần lưu ý những vấn đề sau để đánh giá sao cho chính xác và hiệu quả:
Phụ thuộc vào từng ngành nghề cụ thể, bảng đánh giá năng lực của nhân viên sẽ có những điều chỉnh riêng biệt và phù hợp. Dưới đây là một số tiêu chí mà nhà quản trị có thể tham khảo trong phiếu đánh giá năng lực nhân viên theo từng ngành nghề.
Khi đặt tính khách quan làm tiêu chí đánh giá trọng tâm, nhiều tổ chức đã bắt đầu áp dụng công nghệ để giảm thiểu các sai sót tiềm ẩn trong quá trình đánh giá. Thực tế chứng minh rằng, việc đánh giá thông qua các biểu mẫu truyền thống thường phụ thuộc quá nhiều vào quyết định của con người.
Trong quá trình tổng hợp, phòng nhân sự sẽ gặp một số rắc rối như: Form đánh giá thất lạc, gửi form đánh giá sai vị trí, nhân sự quên làm đánh giá, tự ý sửa bảng đánh giá, … Những khó khăn này tạo điều kiện thúc đẩy sự xuất hiện của nhiều công cụ đánh giá năng lực nhằm giải quyết tình hình này một cách hiệu quả hơn.
ỨNG DỤNG MISA AMIS ĐÁNH GIÁ VÀO HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÂN TÀI TẠI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Phần mềm MISA AMIS Đánh giá là nằm trong top phần mềm đánh giá uy tín nhất hiện nay. Sản phẩm đến từ Công ty cổ phần MISA – 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển phần mềm tài chính và quản trị doanh nghiệp. AMIS Đánh giá hỗ trợ giải pháp tối ưu hóa hoạt động đánh giá nhân sự trong doanh nghiệp:
Bao gồm 2 mẫu đánh giá năng lực cơ bản nhất cho nhân viên và doanh nghiệp có thể sử dụng để đánh giá tổng quan nhân viên về thái độ, mức độ chấp hành kỷ luật doanh nghiệp.
Quá trình đánh giá năng lực nhân viên chỉ thực sự hiệu quả khi các yếu tố đánh giá được liên kết với tiêu chuẩn cụ thể và có khả năng đo lường.
Đối với một nhân viên phát triển phần mềm, tiêu chuẩn đánh giá có thể liên quan đến tỷ lệ hoàn thành dự án phần mềm. Nhà quản lý có thể đặt một tiêu chí cụ thể hơn, như “phần mềm mới hoàn thanh phải đáp ứng tất cả các yêu cầu kỹ thuật và được triển khai mà không gặp sự cố lớn”. Mỗi dự án hoàn thành theo tiêu chuẩn này sẽ quy đổi thành điểm số cụ thể, giúp nhà quản lý theo dõi tiến độ và hiệu suất của nhân viên.
Điều này cũng giúp nhân viên biết mình đang làm việc dưới sự đánh giá cụ thể và có cơ hội cải thiện kỹ năng và hiệu suất làm việc để đáp ứng tiêu chuẩn.
Trong quá trình đánh giá năng lực của nhân viên, việc tiến hành cuộc khảo sát, thu thập ý kiến, và thực hiện trao đổi với họ là rất quan trọng.
Sự tương tác hai chiều và giao tiếp rõ ràng giúp đảm bảo rằng quá trình đánh giá này không chỉ phải là một hoạt động đơn thuần ép buộc. Đây là cơ hội để tạo ra một môi trường trò chuyện chất lượng, trong đó nhân viên có thể chia sẻ ý kiến, đặt câu hỏi và cùng thảo luận về cách nâng cao hiệu suất làm việc cũng như phát triển cá nhân.
Thông qua việc lắng nghe và trao đổi thông tin, nhà quản lý có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu, mục tiêu, và khó khăn của từng nhân viên. Điều này giúp tạo ra giải pháp và kế hoạch hiệu quả để phát triển cá nhân, đồng thời tăng cường tinh thần làm việc và sự cam kết của người lao động.