Trong cuộc sống hiện đại này tư duy phản biện là cực kỳ quan trọng, khi nhu cầu đòi hỏi của thị trường càng cao thì việc nâng cao trình độ bản thân ở các lĩnh vực là thực sự cần thiết. Chỉ có bản thân bạn mới biết mình nên làm gì và chính bản thân các bạn mới quyết định tương lai của các bạn như thế nào.
Trong cuộc sống hiện đại này tư duy phản biện là cực kỳ quan trọng, khi nhu cầu đòi hỏi của thị trường càng cao thì việc nâng cao trình độ bản thân ở các lĩnh vực là thực sự cần thiết. Chỉ có bản thân bạn mới biết mình nên làm gì và chính bản thân các bạn mới quyết định tương lai của các bạn như thế nào.
Tư duy phản biện không thể không nói đến việc đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi trong mọi chuyên môn.
Một người có thói quen luôn đặt câu hỏi và nghi vấn trước những tình huống hay thông tin mà họ tiếp xúc sẽ dần phát triển kỹ năng tư duy, tìm tòi về các vấn đề liên quan để đặt cho chính bản thân mình hay đặt cho người đối diện.
Nhìn vào những câu hỏi đưa ra người ta cũng phần nào đánh giá được chất lượng phản biện của bạn có tốt và hiệu quả hay không. Vậy nên việc đặt câu hỏi là rất cần thiết để cuộc nói chuyện hay trao đổi thông tin không bị nhàm chán, có sự tương tác giữa người nghe người nói, khiến cho buổi thảo luận trở nên hấp dẫn với những người có kiến thức sâu rộng.
Các bạn trẻ chỉ cần chăm chỉ, chịu khó tập thói quen đặt câu hỏi, ngay cả những câu hỏi không hiểu trong việc học tập cho thầy cô giải đáp cũng góp phần nhớ kiến thức tốt hơn, phát triển về tư duy phản biện một cách hiệu quả.
Một trong những rào cản ngăn chúng ta không phát triển hết khả năng tư duy phản biện chính là áp đặt suy nghĩ chúng ta một cách bó buộc.
Khi quá thụ động trong mọi ý kiến hay bám víu những thành kiến chủ quan của mình, không ham học hỏi hay có học hỏi nhưng không áp dụng tiếp thu ý kiến đó .
Phải giữ một thái độ tích cực và có sự khách quan cao để có tư duy phản biện tốt nhất và luôn có hướng giải quyết mọi vấn đề một cách khéo léo qua ngôn ngữ cũng như các kỹ năng mà bản thân có để hiệu quả đem lại cao
Bạn phải hiểu rằng tư duy phản biện là một kỹ năng chứ không phải một khả năng, mỗi người có cách nhìn nhận vấn đề ở các khía cạnh khác nhau.
Một câu nói ra có người hiểu theo nghĩa này có người hiểu theo nghĩa khác, để người đối diện hiểu rõ ý mình nói gì thì bản thân các bạn trẻ phải trau dồi bản thân về kỹ năng truyền đạt ngôn từ, đặc biệt phải biết phát triển tư duy bằng sự phản biện, phản bác ý kiến.
Khi cha mẹ không bên cạnh các bạn trẻ để theo dõi sát sao việc học tập của con, không kiểm soát được khả năng giao tiếp của con em mình, học tập có tốt không thì một gia sư củng cố kiến thức là phương án tốt nhất mang lại cho các bạn trẻ.
Gia sư với kinh nghiệm chuyên môn cao đưa ra phương pháp giảng dạy phù hợp với tính cách tâm lý trẻ, không chỉ dạy trẻ kiến thức mà còn rèn luyện đạo đức nhân cách tốt đẹp của các bạn từ đó giúp tăng khả năng tư duy phản biện ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Thành công các bạn mang lại là niềm tự hào của cha mẹ và cũng là nền tảng đánh giá chất lượng gia sư tốt.
Nhìn vào phần giải thích thì có vẻ như nhiều người chưa thực sự hiểu rõ ý nghĩa của tư duy phản biện là gì, thế nhưng tin chắc sau khi đọc xong ví dụ dưới đây thì bạn sẽ nhìn nhận vấn đề một cách hiệu quả hơn.
Nếu bạn A nói 1 + 1 = 2, bạn B không đồng tình và chỉ đưa ra đáp án là 1 + 1 = 3 mà không giải thích bất cứ điều gì thêm. Vậy thì đây không phải là một tư duy phản biện.
Bạn A nói rằng: “C không được khen thưởng vì không làm tốt công việc của mình”
Bạn B phản bác lại ý kiến và cho rằng: “C xứng đáng được thưởng và mọi người trong tổ cần noi gương C.
C là một nhân viên mới, tuy chưa có nhiều kinh nghiệm trong nghề nhưng C lại luôn chăm chỉ làm thêm giờ để tìm hiểu công việc, đồng thời cũng đáp ứng KPI đặt ra mỗi ngày của cấp trên giao xuống, thậm chí còn vượt chỉ tiêu, lại không phạm phải sai lầm gì trong công việc. Chính vì vậy mà C xứng đáng là nhân viên xuất sắc nhận được giải thưởng cho tháng này”
Chính xác thì đây mới là sự phản biện, vì không như ở ví dụ 1, B đã đưa ra những lý lẽ chứng minh cho khẳng định của mình. Và đương nhiên đó đều là những lý lẽ chính đáng và hợp lý, có thể chấp nhận nên lập luận này hoàn toàn có cơ sở.
Những ví dụ về tư duy phản biện vừa rồi đã kết thúc bài viết của tôi ngày hôm nay. Mong rằng, sau khi đọc xong bài viết, mỗi độc giả của vieclam123.vn đều sẽ hiểu rõ tư duy phản biện là gì, ý nghĩa của tư duy phản biện là gì và áp dụng những phương pháp tư duy phản biện cho phù hợp. Chúc các bạn ngày càng thăng tiến trên con đường sự nghiệp của mình, sớm khẳng định bản thân và sở hữu ước mơ mình mong muốn.
Câu trả lời là đáp án B: Nhật Bản trong lịch sử chưa từng bị người châu Âu biến thành thuộc địa nhờ kết hợp khéo léo giữa quân sự, giao thương, ngoại giao và khoảng cách. Đứng trước sự đe doạ của các nước phương Tây, chính quyền phong kiến Nhật Bản khi đó cũng ý thức được rằng muốn bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, dân tộc thì phải cải cách. Vì vậy, công cuộc Minh Trị Duy Tân (còn gọi là Cải cách Minh Trị hoặc Cách mạng Minh Trị) diễn ra. Từ năm 1868 đến 1912, công cuộc này bao gồm một chuỗi sự kiện cải cách, dẫn đến những thay đổi to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội, đưa Nhật Bản phong kiến thành một nước hùng mạnh. Nhật Bản không những xoay xở được để chống lại sự đô hộ của châu Âu mà còn thiết lập được sự hiện diện mạnh mẽ ở Đài Loan, Hàn Quốc và miền nam Sakhalin.
Nhà nở hậu hay đất nở hậu là khái niệm được nhắc đến khá nhiều khi mua nhà hoặc mua đất Yếu tố này cũng ảnh hưởng rất nhiều tới phong thủy nhà ở. Vậy nở hậu là gì? Định nghĩa chính xác của nhà nở hậu? Nhà nở hậu mang tới ý nghĩa phong thủy như thế nào? Cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
* Thông tin bài viết chỉ mang tính tổng hợp và tham khảo tại thời điểm chia sẻ, không phải ý kiến chuyên gia
Khi diện tích đất không được vuông vắn sẽ khiến gia chủ gặp nhiều khó khăn trong việc thi công, thiết kế nhà ở. Bên cạnh những mảnh đất méo mó, không có hình dáng nhất định, còn có một mẫu nhà quen thuộc là nhà nở hậu.
Nở hậu là gì? Nhà nở hậu là gì? Hiểu một cách đơn giản, nở hậu nghĩa là phía trước (tiền) hẹp và phía sau (hậu) rộng. Như vậy, nhà nở hậu là nhà có diện tích ở phía ngoài (phần tiếp xúc với mặt đường lớn) nhỏ hơn diện tích phía trong. Cấu trúc của ngôi nhà trông sẽ giống một chiếc bình hồ lô, phía trước nhỏ và càng về sau diện tích càng lớn.
Đất nở hậu là một mảnh đất hình thang, có kích thước lớn dần từ mặt đường về phía sau. Tức là cấu trúc nhỏ hơn ở phần tiếp xúc với mặt đường lớn và rộng dần về phía sau. Có một cách lý giải khác dễ tưởng tượng hơn về đất nở hậu. Đất nở hậu được so sánh giống một chiếc phễu hay bình hồ lô bởi hình dạng và kích thước càng phình to về phía sau.
Hình ảnh minh họa: Nhà xây trên đất nở hậu
Hình ảnh trên chính là minh họa rõ nhất cho một mảnh đất nở hậu. Mặt tiền ngôi nhà có kích thước chiều ngang nhỏ hơn so với cuối nhà. Càng về sau, diện tích sẽ càng lớn dần. Nhà nở hậu cũng không bị giới hạn về loại hình, hình dáng. Trên thị trường có rất nhiều những mẫu thiết kế nhà nở hậu chữ L mang tính thẩm mỹ và tính khoa học cao.
Khi xây nhà trên đất nở hậu, một số gia chủ sẽ trăn trở không biết nên thiết kế không gian sao cho phù hợp nhưng không làm mất đi giá trị phong thủy mà mảnh đất mang lại. Vậy lưu ý khi xây nhà trên đất nở hậu là gì?
Gia chủ nên lựa chọn thiết kế nhà phù hợp nhất với diện tích và kích thước của mảnh đất. Tốt nhất chủ nhà nên tìm đến những chuyên gia, kiến trúc sư có kinh nghiệm để xây nhà trên đất nở hậu. Điều này sẽ giúp phát huy hết những giá trị, ưu điểm mà đất nở hậu mang lại.
Với mảnh đất nở hậu hình chữ L, gia chủ nên dành một khoảng trống làm sân ở phía trước hoặc để phần diện tích đất ở giữa làm sân vườn, giúp lưu thông khí cho các phòng giữa ngôi nhà. Nếu nhà có diện tích khiêm tốn, đặt cầu thang ngay vị trí nở hậu sẽ rất hợp lý.
Đất nở hậu có hình dạng xéo nên sẽ không dễ dàng để thiết kế nhà ở như hình vuông hay hình chữ nhật. Khi thiết kế, gia chủ hãy lấy một bức tường ổn định làm chuẩn để hình thành các không gian chính. Những chỗ đất bị méo nên dùng để làm các không gian phụ như: sân vườn, kho…
Phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ nên được thiết kế các vuông vức để tạo giá trị thẩm mỹ cho căn nhà.
Có thể thấy, việc thiết kế một ngôi nhà hiện đại và phù hợp nhu cầu sử dụng trên đất nở hậu không phải chuyện dễ dàng. Điều quan trọng không nằm ở hình dáng mảnh đất mà là do người thiết kế có biết “nắn chỉnh” để xây nên một ngôi nhà vuông vắn trên mảnh đất hình thang, nhiều góc chéo hay không.
Do đó, kinh nghiệm khi xây nhà trên đất nở hậu dành cho chủ nhà đó là nên tìm những chuyên gia, kiến trúc sư để tư vấn thiết kế và xây dựng. Điều này giúp công trình nhà ở có thể phát huy hết công năng cho người dùng đồng thời không làm biến đổi những giá trị phong thủy mà mảnh đất nở hậu mang lại.